Eczema hay còn gọi là bệnh chàm – là một bệnh về da liễu rất phổ biến ở Việt Nam, thường xảy ra khi thời tiết giao mùa. Bệnh eczema không chỉ gây ngứa ngáy mà còn khiến họ mất tự tin trong cuộc sống. Vậy để phòng ngừa bệnh eczema một cách hiệu quả hãy cùng borrowmoss.com tìm hiểu về bệnh eczema là gì qua bài viết dưới đây nhé!
I. Eczema là gì?
Bệnh chàm là một bệnh viêm da điển hình trong các bệnh lý da liễu, eczema gây khô da, có vảy và đặc trưng bởi mụn nước và mảng đỏ có thể gây ngứa dữ dội, đau và khó chịu.
Bệnh chàm tuy không phải là bệnh có thể lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng nó lại có khả năng lây lan nhanh chóng khắp cơ thể người bệnh, gây ra nhiều khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Hơn nữa, bệnh còn gây mất thẩm mỹ.
Bệnh chàm có tỷ lệ mắc cao ở nước ta, chiếm khoảng 25% trong tất cả các trường hợp da liễu. Bệnh tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại dẫn đến những biến chứng khó lường như sưng bầm, nhiễm trùng da, sẹo thâm, sẹo lõm.
II. Nguyên nhân của bệnh chàm
Hiện nay bệnh eczema hiện vẫn chưa biết rõ được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh, nhưng có nhiều ý kiến cho rằng bệnh liên quan đến phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch với chất kích thích. Bên cạnh đó nó cũng có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền hay hen suyễn.
Một số tác nhân được xem là có khả năng tăng nguy cơ mắc bệnh như:
-
Do cơ địa: Chàm có thể di truyền. Vì vậy, nếu trong gia đình, người thân có tiền sử mắc bệnh như hen suyễn, dị ứng, chàm thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao.
-
Dùng thuốc có chứa lưu huỳnh, penicillin và nhiều lần thuốc gây mê.
-
Môi trường bị ô nhiễm.
- Hệ thống miễn dịch yếu.
- Nếu sử dụng hoặc tiếp xúc với chất kích thích mạnh sẽ khiến da bị viêm, ngứa và gây ra bệnh chàm. Da bị tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể.
- Dị ứng theo mùa: Một số bệnh nhân bị dị ứng phấn hoa cũng có nguy cơ mắc bệnh chàm.
- Nấm men Candida albicans có khả năng gây phản ứng viêm da và làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể.
- Suy nhược cơ thể.
- Những người đổ nhiều mồ hôi, ngâm mình quá lâu trong nước hoặc thiếu độ ẩm trong không khí xung quanh họ.
- Lo lắng, căng thẳng.
III. Dấu hiệu nhận biết bệnh Eczema
Đa số những dấu hiệu của bệnh Eczema đều có điểm giống với những bệnh như viêm da cơ địa hay viêm da tiếp xúc,..Tuy nhiên nó sẽ có những triệu chứng khác biệt như:
-
Xuất hiện mảng đỏ trên da: Ở giai đoạn đầu, bệnh chàm gây ra những mảng đỏ trên da, gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.
-
Ngứa: Đây là triệu chứng rất điển hình của bệnh chàm. Bệnh gây ngứa dữ dội cả ngày lẫn đêm, nhất là ở giai đoạn nổi bọng nước.
-
Lúc đầu nổi nhiều mụn nhỏ, sau dần thành mụn lớn. Khi mụn vỡ ra sẽ tiết ra chất lỏng như nước bên trong. Nó có màu vàng nhạt và khiến da khô, đóng vảy.
-
Da khô, bong vảy: Trong những trường hợp nghiêm trọng, da trở nên cực kỳ khô và nước rỉ ra từ mụn nước trong quá trình bong tróc, dẫn đến lớp sừng dày, có vảy trông rất khó coi. Trong giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh, da trở nên liken hóa, dày, rất khô và nứt nẻ.
Chàm là bệnh viêm da thường phát triển thành mãn tính, tái đi tái lại ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống bệnh nhân.
IV. Điều trị bệnh Eczema
Bệnh tràm có thể được điều trị với những cách như sau:
- Sử dụng kem/thuốc mỡ/sáp dưỡng ẩm để giảm viêm và giữ nước cho da giúp da mau lành.
- Kem hydrocortisone và thuốc kháng histamin có thể giúp giảm đỏ, ngứa và sưng. Chỉ nên bôi hydrocortisone lên vùng bị chàm bốn lần một ngày trong bảy ngày. Tránh xa mắt, trực tràng và bộ phận sinh dục. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu mang thai hoặc cho con bú.
- Đắp gạc ẩm.
V. Phòng tránh bệnh chàm
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn có thể phòng tránh bệnh eczema một cách tốt nhất:
- Dưỡng ẩm cho da thường xuyên.
- Tránh thay đổi nhiệt độ và độ ẩm đột ngột.
- Duy trì không khí mát mẻ giúp cơ thể không bị đổ mồ hôi và quá nóng, đồng thời giảm ngứa.
- Hãy cẩn thận và tránh các loại thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng.
- Không sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa hoặc dung môi mạnh.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của bạn.
- Kiểm soát căng thẳng, dành thời gian để thư giãn và tập thể dục thường xuyên có thể giúp kiểm soát căng thẳng và cải thiện lưu thông máu.
Nếu con bạn có nguy cơ cao mắc bệnh viêm da thần kinh do tiền sử gia đình, thì nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong ba tháng đầu, tốt nhất là kéo dài hơn. Các bác sĩ khuyên bạn nên tiếp tục cho con bú ít nhất sáu tháng (tốt nhất là một năm) sau khi cho bé ăn thức ăn đặc. Em bé cũng cần được bảo vệ khỏi các tác nhân gây dị ứng tiềm ẩn như vẩy da thú cưng, ve và nấm mốc.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về eczema là gì được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn. Cảm ơn đã đón đọc!